- [PHẦN MỀM] Giới thiệu Phần mềm Gmap Extractor
- Hướng Dẫn Đăng Nhập Nhiều Tài Khoản Zalo Trên Máy Tính Cực Kỳ Đơn Giản
- [C#] Chia sẻ source code phần mềm đếm số trang tập tin file PDF
- [C#] Cách Sử Dụng DeviceId trong C# Để Tạo Khóa Cho Ứng Dụng
- [SQLSERVER] Loại bỏ Restricted User trên database MSSQL
- [C#] Hướng dẫn tạo mã QRcode Style trên winform
- [C#] Hướng dẫn sử dụng temp mail service api trên winform
- [C#] Hướng dẫn tạo mã thanh toán VietQR Pay không sử dụng API trên winform
- [C#] Hướng Dẫn Tạo Windows Service Đơn Giản Bằng Topshelf
- [C#] Chia sẻ source code đọc dữ liệu từ Google Sheet trên winform
- [C#] Chia sẻ source code tạo mã QR MOMO đa năng Winform
- [C#] Chia sẻ source code phần mềm lên lịch tự động chạy ứng dụng Scheduler Task Winform
- [Phần mềm] Tải và cài đặt phần mềm Sublime Text 4180 full version
- [C#] Hướng dẫn download file từ Minio Server Winform
- [C#] Hướng dẫn đăng nhập zalo login sử dụng API v4 trên winform
- [SOFTWARE] Phần mềm gởi tin nhắn Zalo Marketing Pro giá rẻ mềm nhất thị trường
- [C#] Việt hóa Text Button trên MessageBox Dialog Winform
- [DEVEXPRESS] Chia sẻ code các tạo report in nhiều hóa đơn trên XtraReport C#
- [POWER AUTOMATE] Hướng dẫn gởi tin nhắn zalo từ file Excel - No code
- [C#] Chia sẻ code lock và unlock user trong domain Window
Các lệnh và các mệnh đề cơ bản trong SQL - Phần 1
Hôm nào mình xin hướng dẫn các bạn, sử dụng các hàm cơ bản trong sql server, tạo table, insert dữ liệu vào table, cập nhật và xóa một dòng trong table.
1. Lệnh CREATE TABLE
- Cú pháp:
CREATE TABLE Tên_bảng
(Tên_cột Loại_dữ_ liệu [Not Null]),
Primary Key( Tên khoá chính ),
Foreign Key( Tên khoá ngoài),…);
Trong đó:
+ Tên_ bảng: là xâu kí tự không chứa các ký tự trống và không trùng với cáctừ khoá
+ Tên _cột: là xâu kí tự bất kì không chứa kí tự trống, tên cột trong một bảng là duy nhất, thứ tự các cột không quan trọng
+ Loại_dữ_liệu: gồm một số loại dữ liệu sau:
- integer: số nguyên từ -2147483648 đến 2147483647
- smallinteger: số nguyên từ -32768 đến 32767
- decimal(n, p): số thập phân với độ dài tối đa là n kể cả p chữ số phần thập phân (không tính dấu chấm thập phân). Từ khoá Number trong SQL được dùng trong dạng dữ liệu này.
- Float: số dấu phẩy động
- Char(n): xâu kí tự có độ dài cố định n, (n<=255)
- Varchar(n): xâu ký tự có độ dài biến đổi, độ dài xâu có thể từ 0 đến n và được xác định tại thời điểm đưa dữ liệu vào lưu trữ.
- Longvarchar: xâu kí tự có độ dài không cố định. Độ dài này có thể từ 4Kbs đến 32 Kbs
- Date: dữ liệu dạng ngày tháng
- Ví dụ:
a) Tạo bảng sinh viên như sau:
CREATE TABLE sinhvien
(Hodem Varchar(20) Not Null,
Ten Varchar(15) Not Null,
Nsinh Date,
MaSV Varchar(5) Not Null,
Que Varchar(25),
Hocluc Decimal(4,2),
PRIMARY KEY (MaSV));
b) Tạo bảng đề tài như sau:
CREATE TABLE detai
(MaDT Varchar(10) Not Null,
TenDT Varchar(30) Not Null,
ChuNhiem Varchar(25),
Kinhphi Decimal(10,2),
KetQua Decimal(4,2),
PRIMARY KEY (MaDT));
c) Tạo bảng sinh viên đề tài như sau:
CREATE TABLE sv_detai
(MaSV Varchar(5) Not Null,
MaDT Varchar(10) Not Null,
NoiTT Varchar(30) Not Null,
KM Decimal(10,2),
PRIMARY KEY (MaDT, MaSV),
FOREIGN KEY (MaDT) REFERENCES detai(MaDT),
FOREIGN KEY (MaSV) REFERENCES sinhvien(MaSV));
2. Lệnh INSERT INTO
- Cú pháp:
INSERT INTO Tên_bảng
VALUES(gia trị1, giá trị 2, …, giá trị n);
Trong đó: giá trị1, giá trị 2, …, giá trị n là những giá trị để chèn vào các cột tương ứng từ cột 1 đến cột n của một bản ghi trong bảng
- Chức năng: Chèn một bản ghi vào bảng
- Ví dụ: Chèn vào bảng sinh viên một bản ghi như sau:
INSERT INTO sinhvien VALUES(“Nguyễn Hồng”, “Sơn”, “2/12/1976”,”A420”,”Hà Nội”,9.5);
3. Lệnh UPDATE
- Cú pháp:
UPDATE Tên_bảng
SET Giá_trị_mới
WHERE <Điều kiện sửa đổi>;
- Chức năng: Sửa đổi giá trị các trường của các bản ghi trong bảng
- Ví dụ: Sửa học lực của sinh viên có MaSV = “B401” lên 8
UPDATE sinhvien SET HocLuc = 8 WHERE MaSV = “B401”;
4. Lệnh DELETE
- Cú pháp:
DELETE FROM Tên_bảng
WHERE <Điều kiện xoá >;
- Chức năng: Xoá các bản ghi trong bảng thoả mãn điều kiện xoá
- Ví dụ: Xóa những sinh viên có học lực <5 trong bảng sinh viên
DELETE FROM sinhvien WHERE (HocLuc<5);
5. Lệnh SELECT
SELECT là một lệnh hỏi dữ liệu cơ bản trong SQL. Có rất nhiều mệnh đề con tuỳ chọn trong câu lệnh SELECT, vì vậy chúng ta sẽ làm quen lần lượt từng bước một.
Cấu trúc SELECT – FROM – WHERE là cấu trúc đơn giản nhất của SQL.
- Cú pháp:
SELECT FROM WHERE <Điều kiện>;
Trong đó:
+ : Là danh sách các cột hoặc biểu thức của các cột được đưa vào kết quả truy vấn
+ : Là danh sách các bảng mà từ đó các cột được lấy ra
+ <Điều kiện>: Là một biểu thức logic xác định các bản ghi thoả mãn điều kiện của câu lệnh.
- Ví dụ 1: Hiển thị họ đệm, tên của bảng sinh viên:
SELECT Hodem,Ten FROM sinhvien;
- Ví dụ 2: Hiển thị họ đệm, tên, học lựccủa những sinh viên có học lực >=8 trong bảng sinh viên:
SELECT Hodem, Ten, HocLuc FROM sinhvien WHERE HocLuc>=8;
6. Hàm MAX
- Ví dụ: Hiển thị học lực cao nhất trong danh sách sinhvien
SELECT Max(HocLuc) AS DiemCaoNhat FROM sinhvien;
( AS để đặt tên cho cột Max(HocLuc))
7. Hàm MIN
- Chức năng: Cho giá trị nhỏ nhất trong cột
- Ví dụ: Hiển thị học lực nhỏ nhất trong danh sách sinhvien
SELECT Min(HocLuc) AS DiemThapNhat FROM sinhvien;
8. Hàm AVG
- Chức năng: Cho giá trị tung bình cộng trong cột
- Ví dụ: Hiển thị học lực trung bình của cột học lực trong danh sách sinhvien
SELECT AVG(HocLuc) AS DiemTB FROM sinhvien;
9. Hàm SUM
- Chức năng: Cho tổng giá trị trong cột
- Ví dụ: Hiển thị tổng học lực của cột học lực trong danh sách sinhvien
SELECT SUM(HocLuc) TongHL FROM sinhvien;
10. Hàm COUNT
- Chức năng: Cho biết số phần tử ( hàng) trong cột
- Ví dụ: Đếm số bản ghi (hàng) của cột học lực trong danh sách sinhvien
SELECT COUNT(HocLuc) AS SoSinhVien FROM sinhvien;
11. Hàm AND, OR, IN, BETWEEN, NOT, ALL
+ AND: Phép và logic
+ OR: Phép hoặc logic
+ IN: Là phần tử của…
+ BETWEEN: Là phần tử giứa các phần tử …
+ NOT: Phép phủ định
+ ALL: Là tất cả những phần tử …
- Ví dụ 1: Đưa ra danh sách những sinh viên có điểm >= 9 và có quê = “Hà Nội”
SELECT * FROM sinhvien WHERE (diem>=9) AND ( que = “Hà Nội’);
- Ví dụ 2: Đưa ra danh sách những sinh viên có quê = “Thái Bình” hoặc “Thái Nguyên”
SELECT * FROM sinhvien WHERE (que = “Thái Bình”) OR (que = “Thái Nguyên”);
- Ví dụ 3: Đưa ra danh sách những nhân viên có kết quả là 8,9,10
SELECT * FROM sv_dtai WHERE KetQua IN (8, 9, 10);
- Ví dụ 4: Đưa ra danh sách những sinh viên có kết quả nằm trong khoảng [8,10]
SELECT * FROM sv_dtai WHERE KetQua BETWEEN 8 and 10;
- Ví dụ 5: Đưa ra danh sách những sinh viên có quê không phải là “Hà Nội”
SELECT * FROM sinhvien WHERE que NOT(SELECT que FROM sinhvien WHERE (que = ”Hà Nội”));
- Ví dụ 6: Hiển thị tất cả kết quả của sinh viên
SELECT ALL KetQua FROM sv_detai;
12. TRUY VẤN THAY ĐỔI TÊN CỘT, TÊN BẢNG VÀ HIỂN THỊ TỪ NHIỀU BẢNG KHÁC NHAU
- Muốn hiển thị các cột từ nhiều bảng khác nhau thì trong câu lệnh SELECT chúng ta phải làm như sau:
SELECT < Danh sách Tên_bang.Tên_cột>
FROM
WHERE <Điều kiện nối bảng>;
- Có thể đặt tên các cột trong kết quả các truy vấn bằng cách đặt tên mới vào sau cột được chọn ngăn cách bởi từ khoá AS, tương tự ta có thể đặt tên mới cho các bảng
Ví dụ: Hiển thị danh sách sinh viên bao gồm họ đệm, tên, kết quả từ bảng sinhviên và bảng sv_dt:
SELECT sinhvien.HoDem AS Ho, sinhvien.Ten AS Ten, sv_dt.KetQua AS KQ FROM sinhvien AS sv, sv_dt AS sd WHERE (sv.MaSV = sd.MaSV);
13. TRUY VẤN SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ DISTINCT/ALL
* Để tránh tình trạng đưa ra các bộ (hàng/bản ghi) trùng lặp trong các kết quả truy vấn thì SQL có lượng từ DISTINCT.
Ví dụ: Hiển thị các mã đề tài được sinh viên đăng ký trong bảng đề tài
SELECT DISTINCT MaDT FROM sinhvien;
* Để hiển thị tất cả các hàng (lấy cả các hàng có giá trị trùng nhau ) ta dùng lượng từ ALL
Ví dụ: Hiển thị tất cả các MaDT mà bảng sv_dtai có
SELECT ALL MaDT FROM sv_dtai;`
Nếu không viết (DISTINCT/ALL) thì hệ thống ngầm hiểu là ALL.
14. TRUY VẤN SỬ DỤNG MỆNH ĐỀ GROUP BY
- Để hiển thị các bản ghi theo nhóm ta dùng mệnh đề GROUP BY
- Ví dụ: Hiển thị bảng đề tài theo nhóm mã đề tài
SELECT MaDT FROM detai GROUP BY MaDT;
15. TRUY VẤN CÓ SỬ DỤNG MỆNH ĐỀ HAVING
- Mệnh đề HAVING thường được sử dụng cùng mệnh đề GROUP BY. Sau HAVING là biểu thức điều kiện. Biểu thức điều kiện này không tác động vào toàn bảng được chỉ ra ở mệnh đề FROM mà chỉ tác động lần lượt từng nhóm các bản ghi đã chỉ ra tại mệnh đề GROUP BY.
- Ví dụ: Đếm xem có bao nhiêu đề tài đã được sinh viên đăng ký tham gia
SELECT MaDT FROM detai GROUP BY MaDT HAVING COUNT(*);
16. TRUY VẤN SỬ DỤNG MỆNH ĐỀ ORDER BY
- Mệnh đề ORDER BY được dùng để sắp xếp dữ liệu trong bảng theo chiều tăng hoặc giảm (ASC hoặc DESC) của một cột nào đó.
- Mệnh đề ORDER BY nếu đứng sau GROUP BY thì miền tác động của sắp xếp là trong từng nhóm của cột được chỉ ra trong GROUP BY.
- Ví dụ: Sắp xếp bảng sinhvien theo chiều giảm dần của cột học lực
SELECT * FROM sinhvien ORDER BY hl DESC;
17. TRUY VẤN LỒNG NHAU
- Trong lệnh SELECT có thể được lồng nhiều mức
- Ví dụ1: Hiển thị sinh viên có học lực cao nhất
SELECT * FROM sinhvien WHERE hl = (SELECT MAX(hl) FROM sinhvien);
- Ví dụ 2: Hiển thị hođệm,tên của những sinh viên có kết quả >= 9 và có tên đề tài là Access
SELECT hodem,ten FROM sinhvien WHERE MaSV IN (SELECT MaSV FROM sv_dtai WHERE (kq >= 9) AND ( MaDT IN ( SELECT MaDT FROM detai WHERE tendt = “Access”)));
Nguồn: Sưu tầm internet