- [C#] Cách Sử Dụng DeviceId trong C# Để Tạo Khóa Cho Ứng Dụng
- [SQLSERVER] Loại bỏ Restricted User trên database MSSQL
- [C#] Hướng dẫn tạo mã QRcode Style trên winform
- [C#] Hướng dẫn sử dụng temp mail service api trên winform
- [C#] Hướng dẫn tạo mã thanh toán VietQR Pay không sử dụng API trên winform
- [C#] Hướng Dẫn Tạo Windows Service Đơn Giản Bằng Topshelf
- [C#] Chia sẻ source code đọc dữ liệu từ Google Sheet trên winform
- [C#] Chia sẻ source code tạo mã QR MOMO đa năng Winform
- [C#] Chia sẻ source code phần mềm lên lịch tự động chạy ứng dụng Scheduler Task Winform
- [Phần mềm] Tải và cài đặt phần mềm Sublime Text 4180 full version
- [C#] Hướng dẫn download file từ Minio Server Winform
- [C#] Hướng dẫn đăng nhập zalo login sử dụng API v4 trên winform
- [SOFTWARE] Phần mềm gởi tin nhắn Zalo Marketing Pro giá rẻ mềm nhất thị trường
- [C#] Việt hóa Text Button trên MessageBox Dialog Winform
- [DEVEXPRESS] Chia sẻ code các tạo report in nhiều hóa đơn trên XtraReport C#
- [POWER AUTOMATE] Hướng dẫn gởi tin nhắn zalo từ file Excel - No code
- [C#] Chia sẻ code lock và unlock user trong domain Window
- [DEVEXPRESS] Vẽ Biểu Đồ Stock Chứng Khoán - Công Cụ Thiết Yếu Cho Nhà Đầu Tư trên Winform
- [C#] Hướng dẫn bảo mật ứng dụng 2FA (Multi-factor Authentication) trên Winform
- [C#] Hướng dẫn convert HTML code sang PDF File trên NetCore 7 Winform
[C#] Lập trình ứng dụng theo mô hình MVP Model-View-Presenter Pattern Winform
Xin chào các bạn, bài viết hôm nay mình tiếp tục hướng dẫn các bạn cách thiết kế ứng dụng theo mô hình MVP Pattern (Model-View-Presenter in Windows Forms).
[C#] Demo MVP Pattern Design in Winform
Vậy thiết kế ứng dụng theo MVP là gì?
MVP là viết tắt của Model-View-Presenter, đó là một mô hình thiết kế phần mềm được sử dụng để phát triển các ứng dụng WinForms truyền thống trong .NET Framework.
Trong mô hình MVP, có ba thành phần chính:
- Model: Đại diện cho dữ liệu và tình trạng ứng dụng.
- View: Đại diện cho giao diện người dùng của ứng dụng.
- Presenter: Điều khiển hoạt động của ứng dụng bằng cách kết nối Model và View với nhau.
Theo mô hình MVP, View được xây dựng theo cách độc lập với Presenter, nghĩa là View không có bất kỳ tham chiếu nào đến Presenter.
Presenter điều khiển các hoạt động của ứng dụng bằng cách sử dụng các phương thức được cung cấp bởi View và Model.
Model là nơi chứa các đối tượng dữ liệu và nó không biết đến View hoặc Presenter.
MVP pattern được sử dụng để tách biệt việc hiển thị và xử lý dữ liệu ra khỏi giao diện người dùng, đồng thời giúp việc kiểm thử và bảo trì ứng dụng trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, MVP cũng giúp các nhà phát triển có thể phát triển giao diện người dùng và logic xử lý một cách độc lập với nhau, làm cho việc phát triển phần mềm trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn.
Dưới đây, mình sẽ demo ứng dụng Thêm khách hàng sử dụng mô hình MVP.
Đầu tiên, các bạn tạo cho mình tên database Test và tạo một bảng Table Customers: bao gồm ba thông tin cơ bản
Name, Phone và Address
CREATE TABLE Customers (
ID INT PRIMARY KEY IDENTITY(1,1),
Name NVARCHAR(50) NOT NULL,
Address NVARCHAR(100) NOT NULL,
Phone NVARCHAR(20) NOT NULL
);
Tiếp đến, các bạn tạo cấu trúc ứng dụng Winform như hình dưới đây:
1. Source code file Customer.cs
ở thự mục Model
namespace MVPDemo.Models
{
public class Customer
{
private string connectionString;
public Customer(string connectionString)
{
this.connectionString = connectionString;
}
public void AddCustomer(string name, string address, string phone)
{
using (SqlConnection connection = new SqlConnection(connectionString))
{
connection.Open();
string query = "INSERT INTO Customers (Name, Address, Phone) VALUES (@Name, @Address, @Phone)";
SqlCommand command = new SqlCommand(query, connection);
command.Parameters.AddWithValue("@Name", name);
command.Parameters.AddWithValue("@Address", address);
command.Parameters.AddWithValue("@Phone", phone);
command.ExecuteNonQuery();
}
}
}
}
2. Ở Views chúng ta sẽ tạo một Interface ICustomerView.cs
namespace MVPDemo.Views.Customers
{
public interface ICustomerView
{
string FullName { get; set; }
string Address { get; set; }
string Phone { get; set; }
event EventHandler AddCustomer;
}
}
3. Tiếp đến chúng ta sẽ tạo 1 Form: FrmAddCustomer.cs
Giao diện, thiết kế như hình bên dưới:
Source code c#:
namespace MVPDemo.Views.Customers
{
public partial class FrmAddCustomer : Form, ICustomerView
{
public FrmAddCustomer()
{
InitializeComponent();
btnSave.Click += btnSave_Click;
}
public event EventHandler AddCustomer;
public string FullName
{
get { return txtName.Text; }
set { txtName.Text = value; }
}
public string Address
{
get { return txtAddress.Text; }
set { txtAddress.Text = value; }
}
public string Phone
{
get { return txtPhone.Text; }
set { txtPhone.Text = value; }
}
void btnSave_Click(object sender, EventArgs e)
{
if (AddCustomer != null)
{
AddCustomer(this, EventArgs.Empty);
}
}
}
}
4. Tiếp đến, ở thư Presenter, các bạn tạo tiếp một class CustomerPresenter.cs
namespace MVPDemo.Presenters
{
public class CustomerPresenter
{
private ICustomerView view;
private Customer model;
public CustomerPresenter(ICustomerView view, Customer model)
{
this.view = view;
this.model = model;
this.view.AddCustomer += OnAddCustomer;
}
private void OnAddCustomer(object sender, EventArgs e)
{
model.AddCustomer(view.FullName, view.Address, view.Phone);
}
}
}
5. Cuối cùng, các bạn khai báo kết nối sqlserver ở file program.cs
, để khi khởi động Form FrmAddCustomer()
sẽ chạy start up.
namespace MVPDemo
{
internal static class Program
{
/// <summary>
/// The main entry point for the application.
/// </summary>
[STAThread]
static void Main()
{
Application.EnableVisualStyles();
Application.SetCompatibleTextRenderingDefault(false);
// Application.Run(new Form1());
string connectionString = "Data Source=XXX\\SQLEXPRESS;Initial Catalog=test; User ID=sa;Password=LapTrinhVBNet123456";
Customer model = new Customer(connectionString);
FrmAddCustomer view = new FrmAddCustomer();
CustomerPresenter presenter = new CustomerPresenter(view, model);
Application.Run(view);
}
}
}
Vậy là xong, ở demo trên mình đã hướng dẫn các bạn các đơn giản thiết kế ứng dụng theo mô hình MVP.
Mô hình MVP có một số nhược điểm sau:
-
Phức tạp: Mô hình MVP có thể phức tạp hơn các mô hình khác do sự phân tách mạnh mẽ giữa các thành phần, đặc biệt là giữa View và Presenter.
-
Tiêu tốn thời gian: Do mô hình MVP yêu cầu thiết kế rõ ràng hơn, việc triển khai có thể mất nhiều thời gian hơn so với mô hình khác.
-
Khó khăn trong việc quản lý trạng thái: Trong MVP, Presenter có trách nhiệm quản lý trạng thái của ứng dụng. Tuy nhiên, nếu không được quản lý cẩn thận, việc này có thể trở nên rắc rối và dẫn đến lỗi.
-
Độ phức tạp của test: Do MVP yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các thành phần, việc kiểm tra phải được thực hiện trên mỗi thành phần riêng lẻ, dẫn đến độ phức tạp của test tăng lên.
Tuy nhiên, những nhược điểm này không làm giảm đi tính linh hoạt và khả năng bảo trì của mô hình MVP. Chúng chỉ là những vấn đề cần được xem xét khi áp dụng mô hình MVP vào dự án.
Thanks for watching!