- [C#] Hướng dẫn giải nén file *.rar với tiến trình progress bar winform
- [C#] Chia sẻ source code make Crazy Error Message Effect Bomb Windows
- [C#] Lập trình ứng dụng theo mô hình MVP Model-View-Presenter Pattern Winform
- [C#] Giới thiệu và những thứ hay ho từ thư viện System.Reactive của Microsoft
- [C#] Hướng dẫn tạo ứng dụng Chat với GPT sử dụng Open AI API
- [DEVEXPRESS] Tạo month picker trên DateEdit Winform C#
- [DATABASE] Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng khóa ngoại (Foreign Key) trong Sqlserver
- [C#] Garbage Collector (GC) là gì? Cách giải phóng bộ nhớ trên ứng dụng Winform khi các đối tượng không còn sử dụng
- [C#] Cách tính độ tương phản màu sắc Contrast Color mà con người có thể nhìn thấy được
- [C#] Hướng dẫn mã hóa mật khẩu tài khoản ứng dụng đúng chuẩn Men
- [C#] Sử dụng Open AI Chat GPT viết ứng dụng Count down timer có hiệu ứng trên winform
- [DATABASE] Chia sẻ dữ liệu Pantone Color sql và json api
- [SQLSERVER] Tạo mã sản phẩm tự động như: SP0001, SP0002, SP0003... sử dụng Trigger
- [C#] Hướng dẫn kiểm tra phiên bản NET Framework cài đặt ở máy tính
- [C#] Hướng dẫn đọc file excel đơn giản sử dụng thư viện Epplus
- [C#] ConcurrentBag là gì và cách sử dụng nó trong lập trình bất đồng bộ
- [C#] AutoResetEvent là gì và cách sử dụng
- [DEVEXPRESS] Chia sẻ source code cách tạo biểu đồ sơ đồ tổ chức công ty Org Chart trên Winform C#
- [C#] Hướng dẫn tạo Auto Number trên Datagridview winform
- [DATABASE] Hướng dẫn tạo Procedure String Split in Mysql
[C#] Ứng dụng ví dụ Simple Observer Pattern tăng giảm số lượng trên winform
Xin chào các bạn, bài viết hôm nay mình sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn sử dụng Observer Pattern bằng một ví dụ đơn giản tăng giảm số lượng trên C#, Winform.
[C#] Count down Number with Simple Observer Pattern
Vậy Observer Pattern là gì?
Observer Pattern là một trong những Pattern thuộc nhóm hành vi (Behavior Pattern).
Nó định nghĩa mối phụ thuộc một – nhiều giữa các đối tượng để khi mà một đối tượng có sự thay đổi trạng thái, tất các thành phần phụ thuộc của nó sẽ được thông báo và cập nhật một cách tự động.
Các bạn có thể xem ví dụ ở bên dưới này là dễ hiểu nhất.
Khi mình thay đổi giá trị trên Form1, thì Form2, form3 hay form này có đăng ký Observer thì đều cập nhật lại trạng thái của chúng.
Ở ví dụ trên các bạn thấy, mình thay đổi giá trị ở form này thì ngay lập tức, các giá trị ở form khác đều thay đổi.
Nếu bạn nào đã từng làm việc về State giống trong React hay Flutter thì các bạn sẽ thấy nó thay đổi giống vậy.
Đầu tiên các bạn tạo cho mình một class IObserver.cs
public interface IObserver
{
void Update(int count);
}
Tiếp theo một class ISubject.cs
public interface ISubject
{
void RegisterObserver(IObserver observer);
void UnregisterObserver(IObserver observer);
void notifyObserver(int count);
}
Tiếp tục tạo một class Counter.cs
để tăng giảm số lượng.
public class Counter : ISubject
{
private List<IObserver> observers;
private int count;
public Counter()
{
observers = new List<IObserver>();
count = 0;
}
public void Increment()
{
count++;
notifyObserver(count);
}
public void Decrement()
{
if (count > 0)
{
count--;
notifyObserver(count);
}
}
public void notifyObserver(int count)
{
foreach (IObserver ob in observers)
{
ob.Update(count);
}
}
public void RegisterObserver(IObserver observer)
{
observers.Add(observer);
}
public void UnregisterObserver(IObserver observer)
{
observers.Remove(observer);
}
}
Mình bắt đầu code cho ba form: Form1, Form2 và Form3
Source code Form1.cs
public partial class Form1 : Form
{
private Counter counter;
public Form1()
{
counter = new Counter();
InitializeComponent();
var frm = new Form2(counter);
frm.Show();
counter.RegisterObserver(frm);
var frmRect = new FrmRect(counter);
frmRect.Show();
counter.RegisterObserver(frmRect);
}
private void btnDecrement_Click(object sender, EventArgs e)
{
counter.Decrement();
}
private void btnIncrement_Click(object sender, EventArgs e)
{
counter.Increment();
}
}
Source code Form2.cs
public partial class Form2 : Form, IObserver
{
Counter counter1;
public Form2(Counter counter)
{
InitializeComponent();
this.counter1 = counter;
this.FormClosing += Form2_FormClosing;
}
private void Form2_FormClosing(object sender, FormClosingEventArgs e)
{
counter1.UnregisterObserver(this);
}
public void Update(int count)
{
label1.Text = $"{count}";
}
}
Và cuối cùng là source code cho Form3.cs
public partial class FrmRect : Form, IObserver
{
Counter counter1;
public FrmRect(Counter counter)
{
InitializeComponent();
this.counter1 = counter;
this.FormClosing += FrmRect_FormClosing;
}
private void FrmRect_FormClosing(object sender, FormClosingEventArgs e)
{
counter1.UnregisterObserver(this);
}
public void Update(int count)
{
updateRectange(count);
}
private void updateRectange(int count)
{
this.CreateGraphics().Clear(this.BackColor);
SolidBrush solidBrush = new SolidBrush(Color.Red);
Graphics graphics;
graphics = this.CreateGraphics();
graphics.FillRectangle(solidBrush, new Rectangle(0,0, count * 10, count *10));
solidBrush.Dispose();
graphics.Dispose();
}
}
Các bạn thấy, khi mình mở Form2 và FormRect (form3) thì chúng ta gọi hàm RegisterObserver, và trong 2 form đó khi đóng lại, các bạn nhớ gọi hàm UnRegisterObserver.
Mô hình observer pattern này, hoạt động giống như khi các bạn đăng ký một topic nào đó để nhận thông báo tin nhắn. Và khi không muốn nhận nữa chúng ta chỉ cần Unsubcribe là xong.
Các bạn có thể ứng dụng pattern này trong form CRUD, khi các bạn mở một hộp thoại dialog lên để nhập liệu, khi bấm lưu lưu hay cập nhật chỉnh sửa dữ liệu
=> Form danh sách ở dưới cũng được cập nhật theo.
Thanks for watching!